Điểm danh top 10 chất bổ sung không thể bỏ qua cho người bị đau khớp, viêm khớp

Sức khỏe xương khớp là nền tảng cho mọi hoạt động của con người. Vì vậy, việc hạn chế tình trạng viêm khớp, đau khớp đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt và vận động hằng ngày.

Tuy nhiên, theo thời gian, xương khớp có thể bị lão hóa, tổn thương do nhiều yếu tố như: tuổi tác, chấn thương, chế độ ăn uống, vận động… dẫn đến các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Do vậy, việc duy trì sức khỏe xương khớp là vô cùng quan trọng. Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp làm giảm các triệu chứng gây khó chịu, đặc biệt khi kết hợp bổ sung các chất dinh dưỡng chuyên biệt dành cho xương khớp giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ và duy trì sức khỏe xương khớp.

Tham khảo Sản phẩm viên khớp Frumil Plus.

Tại sao lại nên sử dụng các chất bổ sung cho người gặp vấn đề xương khớp?

Viêm khớp là một thuật ngữ chung mô tả tình trạng viêm ở khớp. Viêm xương khớp còn gọi là bệnh thoái hóa khớp, là loại viêm khớp phổ biến nhất.

Nó có liên quan đến sự phá vỡ sụn ở khớp và thường xảy ra ở hông, đầu gối và cột sống. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, khớp ở gốc ngón tay cái và khớp ở gốc ngón chân cái.

Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng. Sụn được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản ( có thành phần collagen, proteoglycan…)

Viêm xương khớp khiến sụn ở khớp trở nên cứng và mất tính đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn. Theo thời gian, sụn có thể bị mòn ở một số vùng, làm giảm đáng kể khả năng hoạt động. Khi sụn mòn đi, gân và dây chằng căng ra, gây đau. Nếu tình trạng xấu đi, xương có thể cọ xát vào nhau.

Tổn thương tại sụn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp.
Tổn thương tại sụn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp.

Mục tiêu của điều trị viêm xương khớp là giảm đau và giảm cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và ổn định của khớp cũng như tăng khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các phương pháp điều trị thông thường không làm thay đổi sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp.

Sự phá hủy sụn là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm xương khớp nên các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các tác nhân để ngăn chặn sự phá hủy này.

Một số chất bổ sung đã được nghiên cứu và phát hiện ra rằng chúng có tác động tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp như: giảm đau, giảm viêm,  duy trì và phục hồi sụn khớp, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp.

TOP 10 chất bổ sung không nên bỏ qua khi gặp các vấn đề về xương khớp

1. Glucosamin

Glucosamin là một amino monosaccharide nội sinh do cơ thể sản xuất ra, tồn tại nhiều nhất ở sụn khớp và mô liên kết. Cơ thể chúng ta sử dụng glucosamin để cấu tạo nên hệ thống gân, sụn và dây chằng quanh khớp. Vì thế Glucosamin được biết đến là hoạt chất đem lại nhiều lợi ích cho bệnh lý xương khớp.

Glucosamin được tìm thấy ở một số động vật và các mô không phải của con người, bao gồm vỏ sò, tôm, cua, xương động vật và nấm. Thực tế, các dạng bổ sung của glucosamin thường được lấy từ các nguồn tự nhiên này.

Glucosamin là tiền chất quan trọng cho quá trình tổng hợp glycoprotein và glycosaminoglycan (các thành phần cấu tạo nên sụn khớp).

Glucosamin là thực phẩm chức năng thường được sử dụng do hiệu quả cao giúp bôi trơn, bổ sung chất nhờn trong khô khớp, làm giảm đau giảm viêm đồng thời có tác dụng bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

2. Chondroitin sulfat

Chondroitin Sulfate là một glycosaminoglycan sulfate có trong thành phần của sụn, vây cá và các chất nền hữu cơ trong xương động vật. Ở cơ thể con người, Chondroitin Sulfat là thành phần tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành các động mạch.

Nước là chất trung chuyển oxy, chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất, điều tiết nhiệt độ cơ thể và bôi trơn. Chondrointin Sulfat tồn tại trong toàn bộ cơ thể với vai trò quan trọng trong việc giữ nước.

Trong nhiều thử nghiệm người ta thấy rằng Chondroitin Sulfat tác động đến khớp làm giảm viêm, tăng tiết dịch khớp, giúp giảm tình trạng cứng và đau nhức xương khớp. Do đó việc bổ sung Chondroitin Sulfat là cách tốt nhất để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp.

Glucosamine và Chondroitin là hai trong số những chất bổ sung được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh viêm khớp. Nhiều băng chứng cho thấy rằng  khi kết hợp 2 chất này có thể làm giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và cho phép giảm liều thuốc chống viêm thông thường khi dùng trong 6 đến 24 tháng.

Thiếu hụt chondroitin sulfat là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương tại sụn khớp.
Thiếu hụt chondroitin sulfat là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương tại sụn khớp.

3. MSM (Methylsulfonylmethane)

MSM (Methylsulfonylmethane) là hợp chất lưu huỳnh hữu cơ. Lưu huỳnh cần thiết để hình thành mô liên kết. MSM giúp duy trì tính đàn hồi, linh hoạt của các cơ liên kết, hỗ trợ chống viêm và giảm đau khớp.

MSM được tìm thấy trong các loại cây xanh như Equisetum arvense, một số loại tảo, trái cây, rau và ngũ cốc. Các nguồn khác bao gồm vỏ thượng thận của gia súc, sữa người và bò, nước tiểu. MSM cũng được tìm thấy trong dịch não tủy và huyết tương ở người.

MSM được ứng dụng rất nhiều trong y học. Nhờ tác dụng chống viêm, phục hồi và bảo vệ sụn khớp, cùng kích thước phân tử nhỏ và khả năng thẩm thấu cao, MSM mang lại hiệu quả cao trong quá trình hỗ trợ cải thiện các bệnh xương khớp.

4. Collagen type II

Collagen type II là một dạng protein tìm thấy chủ yếu trong sụn khớp (chiếm đến 90% các sợi Collagen có trong chất căn bản của sụn khớp). Khi sụn bị tổn thương, collagen type II đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sụn và giữ cho sụn duy trì tính linh hoạt, dẻo dai

Quá trình lão hóa dẫn đến mạng lưới các sợi Collagen ngày càng cứng lại và bị tổn thương khiến các khớp xương ma sát vào nhau, gây ra viêm, sưng, các biến dạng ở xương và sụn

Collagen type II giúp duy trì sụn khớp, bảo vệ các đầu xương  không bị cọ xát vào nhau, từ đó xương có thể chuyển động một cách trơn tru và linh hoạt. Hỗ trợ giảm đau và sưng ở những người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… nhờ vào khả năng kích thích tăng cường tái tạo sụn khớp.

5. Omega-3

Omega-3 được tìm thấy trong dầu cá được biết đến với đặc tính chống viêm, bằng cách giúp giảm viêm, Omega-3 có tác dụng tốt trong giảm đau, giảm sưng cũng như thời gian bị cứng khớp buổi sáng ở những người bị viêm khớp.

Bạn có thể bổ sung Omega-3 thông qua chế độ ăn uống bằng các thực phẩm giàu chất này như: cá hồi, cá mòi, cá trích…hoặc các nguồn thực vật khác như: hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó…Tuy nhiên không phải ai cũng hợp khẩu vị với các loại thực phẩm đó nên trường hợp này thì sử dụng thực phẩm bổ sung là một lựa chọn thay thế dễ dàng.

6. Bơ và đậu nành không xà phòng hóa (ASU)

Đây là hỗn hợp đưuọc chiết xuất từ bơ và đậu nành không xà phòng hóa. Hoạt chất này đặc trưng với tác dụng chống viêm mạnh mẽ được khuyên dùng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho chứng đau xương khớp.

Các nghiên cứu cho thấy rằng ASU có tác dụng ức chế sự phân hủy sụn và thúc đẩy quá trình sữa chữa, cải thiện các triệu chứng viêm khớp hông và đầu gối và giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

ASU là một trong những chất bổ sung có hiệu quả cao trong bệnh viêm khớp, được chứng minh là có đặc tính bảo vệ sụn, chống viêm,làm giảm đau và cứng khớp đồng thời cải thiện chức năng khớp, ngăn chặn sự tiến triển của các triệu chứng viêm khớp.

7. Chiết xuất nghệ:

Nghệ được biết đến với nhiều tác dụng tốt đối cho sức khỏe. Curcumin là thành phần hoạt chất có trong củ nghệ. Hoạt chất này đặc trưng với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh từ viêm khớp đến viêm loét đại tràng và ung thư.

Trong nhiều thử nghiệm người ta thấy rằng curcumin làm giảm đau và cứng khớp do viêm khớp bằng hoặc tốt hơn các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và celecoxib 

Các chuyên gia cho rằng nên sử dụng các chất bổ sung curcumin bởi nhiều tác dụng tích cực cho bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp(RA). Để tăng khả năng hấp thụ hãy dùng curcumin trong bữa ăn kèm với một ít chất béo.

Nghệ giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp như đau khớp, cứng khớp
Nghệ giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp như đau khớp, cứng khớp

8. Màng vỏ trứng

Màng vỏ trứng (Eggshell Membrane) là lớp màng mỏng màu trắng, nằm giữa lớp vỏ cứng và lòng trắng trứng. Nó chứa glycosaminoglycan tự nhiên và các protein cần thiết để duy trì sụn khớp khỏe mạnh và màng hoạt dịch xung quanh

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả thực sự của tinh chất Eggshell Membrane trong điều trị bệnh xương khớp. Những lợi ích mà màng vỏ trứng đem lại như giúp giảm đau và giảm viêm khớp, cải thiện tình trạng đau và cứng khớp gối do thoái hóa khớp.

9. Vitamin D3

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và điều hòa hệ thống miễn dịch, đặc biệt phù hợp với những người bị viêm khớp.

Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D có thể làm giảm đáng kể tình trạng đau và viêm liên quan đến viêm khớp

10. Shark Cartilage (sụn vi cá mập)

Đây là phần sụn được lấy từ vây của cá mập, đây được xem là một trong những thành phần quý giá nhất của cá mập. Sụn vi cá mập được sử dụng để chế biến thành các món ăn cùng với các thực phẩm khác giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là có tác dụng cao trong điều trị thoái hóa khớp và bệnh viêm khớp.

Sụn cá mập có thành phần chính là mô liên kết, bao gồm mucopolysaccharides (chứa chondroitin sulfate), glycosaminoglycans, chất đạm, calcium, và collagen. Do cấu tạo như vậy, nên sụn cá mập có một số lợi ích cho sức khỏe xương khớp.

Chondroitin ức chế các men phá hủy chất sụn trong khớp, kích hoạt các men xúc tác cho quá trình tổng hợp acid hyaluronic. Đây là chất cần thiết cho khớp hoạt động tốt, vì vậy sụn cá mập thường được dùng cho những trường hợp thấp khớp, đau nhức xương khớp.

Một số lưu ý để cải thiện sức khỏe xương khớp

Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp, thì điều bạn cần phải làm ngay từ hôm nay là chú ý bảo vệ và chăm sóc xương khớp bằng những hành động thiết thực sau:

Thường xuyên luyện tập thể dục

Duy trì một thói quen luyện tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày với các bài tập phù hợp với sức khỏe như: chạy bộ, đạp xe, đi bộ, bơi, yoga, thể dục nhịp điệu…

Điều này có thể giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng, củng cố chức năng xương khớp, từ đó góp phần hạn chế những vấn đề liên quan đến sức khỏe xương khớp.

Chế độ sinh hoạt

Trong sinh hoạt hằng ngày, nên tránh các tư thế không tốt ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp như: luyện tập quá sức, lên xuống cầu thang quá nhiều,; khiêng, vác, bưng, bê đồ nặng quá sức, ngồi một chỗ quá lâu, ngồi làm việc sai tư thế (ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân).

Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D, kích thích sự hấp thu canxi, tăng cường sức khỏe của xương. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và sai cách có thể gây hại cho sức khỏe làn da và mắt.

Theo khuyến cáo, thời điểm từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, thích hợp để tắm nắng.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết và bổ sung đầy đủ các loại vitamin tốt cho xương khớp sẽ góp phần giúp hệ xương khớp khỏe mạnh dài lâu.

Thăm khám xương khớp định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm một lần giúp tầm soát và phát hiện bệnh lý liên quan đến xương khớp từ sớm, có hướng xử lý kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/osteoarthritis/nutritional-supplements-osteoarthritis

https://www.eatingwell.com/supplements-for-arthritis-8611187

https://arthritis.ca/living-well/2018/using-supplements-to-treat-arthritishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2711914/